KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐỐI VỚI NVBV TẠI YUKI

CÔNG TY CỔ PHẦN YUKI SEPRE 24 SECURITY SERVICE

Email : info@yukisecurity24.com
KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐỐI VỚI NVBV TẠI YUKI

line

Kỹ năng giao tiếp ứng xử là gì? Kỹ năng giao tiếp là gì? Nhân viên cần những kỹ năng gì trong giao tiếp? … chắc hẳn đây là một trong số câu hỏi và nỗi băn khoăn không chỉ riêng ai, đặc biệt các doanh nghiệp hoạt động trong nghành dịch vụ. Bài viết hôm nay bảo vệ Yuki Sepre 24 sẽ nói rõ về vấn đề này!

Khái niệm, vai trò, vị trí quan trọng của giao tiếp đối với nghành dịch vụ bảo vệ và nhân viên bảo vệ

Khái niệm:

Giao tiếp là hành động truyền tải ý đồ, ý tứ của một chủ thể (có thể là một cá thể hay một nhóm) tới một chủ thể khác thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và các quy tắc giao tiếp mà cả hai bên cùng hiểu.

ky-nang-giao-tiep-doi-voi-nvbv-tai-yuki

Vai trò của nhân viên Bảo vệ trong giao tiếp ứng xử: 

Nhân viên Bảo vệ là bộ mặt của khách hàng và công ty; là người trực tiếp tiếp xúc với khách hàng nhiều nhất trong quá trình giao tiếp, là người đầu tiên và cuối cùng tạo ấn tượng với khách hàng khi đến làm việc. Ngoài nhiệm vụ chuyên môn, đảm bảo an ninh trật tự an toàn tài sản cho khách hàng thì giao tiếp ứng xử đúng chuẩn mực của bảo vệ rất quan trọng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

 Vị trí quan trọng của giao tiếp ứng xử đối với NV bảo vệ chuyên nghiệp:

- Kỹ năng giao tiếp, ứng xử tốt và chuyên nghiệp của NVBV sẽ góp phần: 

Tạo cảm tình, ấn tượng tốt, tạo sự tin tưởng đối với công ty; 

Tạo ấn tượng tốt với khách, khẳng định thương hiệu và uy tín trong xã hội; 

Tạo nên sự thông cảm và đồng tình ủng hộ việc làm của bảo vệ; 

Giải tỏa sự căng thẳng không cần thiết; 

Tạo tình cảm, ấn tượng tốt với cấp trên và đồng nghiệp; 

Giúp bảo vệ sẽ thấy sự tự tin, luôn tìm thấy niềm vui trong công việc; 

Kỹ năng giao tiếp tốt cũng góp phần giúp mỗi người thêm yêu nghề, có trách nhiệm với nghề để đóng góp nhiều cho công ty; 

Đồng thời, góp phần tạo dựng và duy trì sự hợp tác lâu dài, bền vững giữ NDS và khách hàng. 

- Ngược lại, nếu kỹ năng giao tiếp, ứng xử không phù hợp của NVBV sẽ:

 Làm mất cảm tình, mất lòng tin, gây cho khách sự bực bội, bất hợp tác ;

 Gây ấn tượng không tốt, làm mất uy tín và thương hiệu của NDS và khách hàng;

 Khi không có ấn tượng tốt, sẽ tiếp tục tuyên truyền và gây ảnh hưởng xấu đến uy tín và thương hiệu của NDS và khách hàng;

 Sẽ làm mất tình đoàn kết và sự hỗ trợ trong nội bộ với nhau;

 Khách hàng sẽ phản ánh, yêu cầu đổi người mới/ đào tạo lại/ hoặc chấm dứt HĐ. 

VẬN DỤNG VÀO THỰC TẾ TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆ 

Nhân viên bảo vệ luôn phải ở trong tâm thế sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ và hỗ trợ khách hàng.

Yêu cầu cơ bản: trang phục chỉ chu đúng quy định, tác phong nhanh nhẹn và nghiêm túc, ngôn từ/cử chỉ chuẩn mực, thái độ vui vẻ tích cực và thực hiện nghiêm túc nội quy qui định trong khi làm nhiệm vụ. 

ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN: 

Đối với Lãnh đạo: 

Chào Điều lệnh khi lãnh đạo công ty đang sử dụng các phương tiện di chuyển vào/ ra mục tiêu.

 Chào ngôn ngữ/ cử chỉ (khi gặp trực tiếp): 

Chào nghiêng người 15 độ hoặc 30 độ chào khi gặp ở các vị trí khác trong mục tiêu;

Chào bằng cách gật đầu nhẹ, mỉm cười và nói “ Chào Sếp”. 

Luôn vui vẻ tiếp nhận thông tin và chỉnh sửa ngay khi được góp ý; và sẵn sàng hỗ trợ các yêu cầu trong phạm vi nhiệm vụ của bảo vệ. 

Đối với cán bộ, nhân viên: 

Chào bằng cách gật đầu nhẹ và mỉm cười hoặc chào bằng lời nói “Chào Sếp/Anh/Chị/Cô/ Chú/Bác” khi gặp. 

Khi giao tiếp qua điện thoại phải sử dụng ngôn phong chuẩn mực, xưng hô có chủ ngữ/ vị ngữ, âm lượng vừa phải, thái độ vui tươi nền nã… “Dạ, bảo vệ xin nghe …”, “ Dạ, báo cáo Anh/ Chị …”. Luôn vui vẻ và sẵn sàng hỗ trợ khi được yêu cầu trong phạm vi nhiệm vụ của bảo vệ. 

ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG CỦA ĐƠN VỊ CHỦ QUẢN: 

Đối với chuyên gia nước ngoài/ khách hàng quan trọng (VIP) 

Bảo vệ chào điều lệnh khi gặp khách ra/vào mục tiêu.

Chào bằng cách nghiêng người 15 độ hoặc 30 độ chào khi gặp ở các vị trí khác trong mục tiêu. 

Tiến hành các thủ tục đăng ký khách theo quy định (hoặc không cần đăng ký theo yêu cầu của chủ quản). 

Luôn vui vẻ và sẵn sàng hỗ trợ khách trong phạm vi nhiệm vụ của bảo vệ. 

Đối với khách hàng (khác): 

Chào bằng cách gật đầu nhẹ và mỉm cười hoặc chào bằng lời nói “ Chào Anh/Chị; xin hỏi Anh/Chị đến liên hệ công tác gì?; Anh/Chị cần gặp ai? …

Tiến hành các thủ tục đăng ký khách theo đúng quy trình hoặc mời khách vào. 

Tiến hành ghi và phát thẻ xe cho khách (đưa bằng 2 tay hoặc bằng cách trân trọng). 

Sau đó hướng dẫn cho khách khu vực đậu xe hoặc chủ động dắt và sắp xếp xe cho khách (Anh/Chị/Cô/ Chú hãy gạt chống xuống để tôi dắt xe cho). 

Khi mượn và trả giấy tờ cho khách cần lịch sự (“Anh/Chị vui lòng cho tôi mượn giấy tờ tuỳ thân/danh sách đăng ký… để bảo vệ làm thủ tục đăng ký cho Anh/Chị vào trong”; “Anh/ Chị cho bảo vệ gửi lại giấy tờ”…)

 Khi khách ra: Bảo vệ tiến hành thu thẻ xe, hỗ trợ dắt xe cho khách với nét mặt vui vẻ và tác phong nhanh nhẹn. 

Cảm ơn! Tạm biệt khách. ∗∗ 

Khi chủ quản từ chối gặp khách thì bảo vệ khéo léo từ chối khách (Xin lỗi Anh/Chị, hiện Anh/Chị đó đang đi công tác/ đang bận họp nên không thể tiếp Anh/Chị được! ; Anh/ Chị có thể liên hệ trực tiếp … Cảm ơn! Tạm biệt). 

NỘI BỘ CÔNG TY

Khi gặp Lãnh đạo, cán bộ, đội trưởng: 

Bảo vệ chào bằng tác phong điều lệnh (trong phòng bảo vệ hoặc trước cổng);

 Chào bằng cách gật đầu nhẹ và mỉm cười hoặc chào bằng lời nói “Chào Sếp/ Chào đồng chí!” 

Luôn sẵn sàng và nhanh chóng thực hiện các nhiệm vụ, lệnh điều động theo yêu cầu và quy định. 

Nhân viên bảo vệ với nhau: Chào bằng cách gật đầu nhẹ và mỉm cười kết hợp bằng lời nói “ Chào đồng chí”; “Chào Anh/Chị/Em/ Cô/ Chú .. xưng tên” khi gặp.

 Thường xuyên tương tác, hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau trong công việc.

Chắc hẳn qua bài viết trên bạn đã thấy rõ kỹ năng giao tiếp của nhân viên bảo vệ là rất cần thiết. Do đó, nhân viên bảo vệ cần nâng cao và rèn luyện kỹ năng giao tiếp để nâng tầm chất lượng dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu thuê dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp, hãy liên hệ theo hotline dưới đây để được tư vấn.


 

-->
Zalo
Hotline

0973966862