TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN YUKI SEPRE 24 SECURITY SERVICE

Email : info@yukisecurity24.com
TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

line

TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì? Những quy định chung cần biết

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là trách nhiệm mà người gây ra thiệt hại đền bù cho người bị thiệt hại. Điều này nhằm mục đích phục hồi tình trạng tài sản, bù đắp tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những quy định bồi thường thiệt hại qua nội dung bài viết sau.

Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại

Bồi thường thiệt hại là trách nhiệm dân sự được áp dụng cho cá nhân, tổ chức xâm phạm đến quyền nhân thân, tài sản của cá nhân, pháp nhân khác. Bồi thường thiệt hại được quy định tại Điều 13, Bộ luật Dân sự 2015. Trong đó cá nhân, pháp nhân có quyền dân sự được bồi thường toàn bộ thiệt hại khi bị xâm phạm.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại là gì

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng 

Bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng là trường hợp bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại không phải do vi phạm nghĩa vụ của hợp đồng. Đây là chế tài được sử dụng để giải quyết các trường hợp hành vi gây thiệt hại xảy ra nhưng hai bên không có ràng buộc hợp đồng.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây nên ngoài hợp đồng

Trách nhiệm bồi thường những thiệt hại gây nên ngoài hợp đồng là trách nhiệm dân sự phát sinh trong các trường hợp sau: 

  • Người dùng có hành vi trái pháp luật
  • Xảy ra những thiệt hại về tính mạng, danh dự, sức khỏe, nhân phẩm, tài sản, uy tín, quyền và lợi ích hợp pháp của con người.
  • Trường hợp có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại gây nên.
  • Trạng thái nhận thức về hành vi, hậu quả hành vi có thể xảy ra của cá nhân, tự nhận biết lỗi của bản thân.

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại gây nên ngoài hợp đồng

Tuy nhiên cần lưu ý một số điều sau về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng:

  • Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường khi thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi bên bị thiệt hại. Loại trừ trường hợp có thỏa thuận hay quy định khác.
  • Nếu tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu của tài sản sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường. Loại trừ trường hợp thiệt hại phát sinh do sự kiện bất khả kháng hay do lỗi bên bị thiệt hại.

Quy định chung về trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại bao gồm bồi thường về vật chất và tinh thần. Trong đó, bồi thường thiệt hại về vật chất là bù đắp những tổn thất vật chất thực tế. Tổn thất này sẽ được tính thành tiền. Cụ thể như những tổn thất về tài sản, chi phí ngăn chặn. Hay thu nhập thực tế bị mất, chi phí cứu chữa hay mai táng.

Bồi thường thiệt hại về tinh thần là trách nhiệm xin lỗi công khai và bồi thường khoản tiền cho đối tượng bị thiệt hại. Ngoài ra trách nhiệm bồi thường cũng được phân thành bồi thường theo hợp đồng và ngoài hợp đồng. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi hành vi vi phạm nghĩa vụ dân sự gây ra thiệt hại. 

Chịu trách nhiệm phải bồi thường dựa trên các cơ sở nào?

Một người phải chịu trách nhiệm dân sự bồi thường thiệt hại khi người đó có lỗi. Việc xác định trách nhiệm bồi thường do vi phạm nghĩa vụ cần dựa trên các cơ sở sau:

Có hành vi vi phạm trái pháp luật

Trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có hành vi vi phạm trái pháp luật. Những người không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ mà pháp luật xác lập hoặc do các bên thỏa thuận được coi là trái pháp luật. 

Chịu trách nhiệm phải bồi thường dựa trên các cơ sở nào?

Tuy nhiên có một số trường hợp người không thực hiện nghĩa vụ nêu trên không phải bồi thường thiệt hại như: 

  • Không thực hiện nghĩa vụ dân sự do lỗi của người có quyền
  • Không thực hiện nghĩa vụ dân sự được do sự kiện bất khả kháng và không thể khắc phục.

Xảy ra thiệt hại thực tế.

Một số thiệt hại thực tế xảy ra như tài sản bị mất mát hoặc bị hủy hoại hoàn toàn, giảm sút giá trị tài sản. Ngoài ra thiệt hại kể đến như những chi phí người bị vi phạm phải bỏ ra để hạn chế và khắc phục hậu quả. Hay những tổn thất do thu nhập bị mất, bị giảm sút.

Một số thiệt hại kể trên được phân chia thành 2 loại như sau:

Thiệt hại trực tiếp:

  • Chi phí thực tế là những khoản, lợi ích vật chất người bị hại phải bỏ ra để khắc phục tình trạng do hành vi vi phạm nghĩa vụ gây nên.
  • Những tài sản bị hư hỏng, hủy hoại, mất mát.

Thiệt hại gián tiếp

  • Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại dựa trên tính toán khoa học để xác định mức độ. Đây được gọi là mức thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

Mối quan hệ giữa hành vi vi phạm và thiệt hại xảy ra

Thiệt hại xảy ra là hậu quả của hành vi vi phạm pháp luật thì đối tượng vi phạm phải bồi thường thiệt hại. Trường hợp nếu có nhiều nguyên nhân dẫn đến thiệt hại thì cần xác định hành vi vi phạm có quan hệ với thiệt hại như thế nào để tránh phạm sai lầm khi áp dụng trách nhiệm dân sự.

Lỗi của đối tượng vi phạm nghĩa vụ dân sự

Một trong những cơ sở để xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại là do lỗi của người vi phạm. Nếu người đó cố tình vi phạm nghĩa vụ dân sự thì cần có trách nhiệm bồi thường theo quy định.

Trên đây là những chia sẻ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại rất chi tiết và đầy đủ. Để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích khác vui lòng truy cập website http://yukisecurity24.com/.

-->
Zalo
Hotline

0973966862