TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN
Tội cưỡng đoạt tài sản xử lý như thế nào hiện nay
Tội cưỡng đoạt tài sản là một hành vi trái pháp luật mà nhiều người đã biết. Nhưng hiểu đúng về tội đó và khi nào thì được liệt kê mức độ ra sao thì còn nhiều người còn chưa rõ. Bài viết này YNZ sẽ làm rõ một cách dễ hiểu mà chính xác nhất cho mọi người.
Khái niệm chuẩn theo pháp luật hiện hành tội cưỡng đoạt tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản là khi con người có hành vi làm đe doạ, dùng thủ lực, vũ lực để uy hiếp người khác để chiếm đoạt tài sản. Các đặc điểm, đặc trưng cơ bản của tội này là hành vi của người tội phạm đã uy hiếp đến tinh thần của người sở hữu hoặc có trách nhiệm tài sản của mình. Người phạm tội sẽ được thành tội khi đe dọa, uy hiếp dùng thủ đoạn hoặc dùng vũ lực làm đối phương sợ mà giao ngay tài sản.
Vậy các chi tiết, phân tích chuẩn nhất hiện nay về cấu thành tội phạm cưỡng đoạt là gì? Hãy cùng YHf phân lý ngay dưới đây để bạn đọc có cái nhìn khách quan và dễ hiểu nhất. Chúng tôi xin được sử dụng những từ ngữ giản dị đời thường cho mọi người dễ hiểu ạ.
Các căn cứ về pháp lý hiện nay về tội cưỡng đoạt tài sản
Căn cứ về pháp lý mới nhất mặt khách quan
Theo căn cứ mới nhất được ban hành hiện nay là bộ luật hình sự năm 2015. Trong đó có nêu rõ người bị cấu thành tội phạm tội cưỡng đoạt tài sản về mặt khách quan. Điều này thể hiện ở các hành động uy hiếp bằng vũ lực hoặc các thủ đoạn khắc. Nhằm mục đích người sở hữu hay người có trách nhiệm tài sản đó giao cho. Cụ thể:
- Đối với hành vi sử dụng vũ lực để đe dọa: Đó là dùng các thái độ, lời nói, cử chỉ làm đối phương lo sợ, lo lắng sẽ bị bạo lực nếu không đưa tài sản. Người bị uy hiếp sẽ có 1 thời gian suy nghĩ, cân nhắc nhất định vào khoảng giữa lúc uy hiếm tới lúc dùng vũ lực.
- Tội cưỡng đoạt tài sản với hành vi dùng các thủ đoạn khác: Tội phạm lúc này sẽ có hành vi uy hiếp, đe dọa sẽ làm hư hỏng, hủy hoại gây thiệt hại về danh dự, uy tín, tài sản với người bị đe dọa. Để cho dễ hiểu ở trường hợp này sẽ uy hiếp tới người bị đe dọa: Hủy hoại các tài sản, hay tố giác các yếu tố về đời tư, hành vi sai pháp luật… của người bị uy hiếp đó.
Chú ý: Bạn đọc nên hiểu rõ tội cưỡng đoạt tài sản được cấu thành khi từ thời điểm mà người tội phạm có một trong các hành vi đã phân tích ở trên. Chứ hoàn toàn phụ thuộc vào việc tài sản có chiếm đoạt hay không.
Căn cứ pháp lý về mặt chủ quan của tội cưỡng đoạt tài sản
Về việc cấu thành tội phạm ở mặt chủ quan đó là khi có hành động có lỗ trực tiếp cố ý. Với mục đích thể hiện chiếm đoạt một phần hoặc toàn bộ tài sản là yếu tố cấu thành tội phạm.
- Với chủ thể tội phạm được hiểu là: Là người có từ 16 tuổi trở lên khi phạm tội cưỡng đoạt tài sản mục 1. Cấu thành tội phạm chiếm đoạt tài sản với người có đủ 14 tuổi trở lên khi phạm tội 2,3,4. Tất cả phải có năng lực có thể trách nhiệm hình sự.
- Với khách thể cưỡng đoạt tài sản: Xảy ra khi cùng lúc uy hiếp đe dọa đến hai khách thể đó là người sở hữu tài sản và nhân thân của người sở hữu đó. Nhưng mức độ đe doạ, uy hiếm chủ yếu là quan hệ sở hữu. Và việc xâm hại đến nhân thân chỉ nhằm mục đích uy hiếp, khủng bố tinh thần của người sở hữu tài sản mà thôi.
Các hình thức phạt về tội cưỡng đoạt tài sản
Tội cưỡng đoạt tài sản quy định ở điều 170 của bộ luật hình sự sửa đổi 2015 và bổ sung năm 2017. Thi hành hiệu lực vào ngày 01 tháng 01 năm 2018 quy định như sau:
Đối tượng phạm tội sẽ dùng thủ đoạn, vũ lực dọa nạt, uy hiếp tới tinh thần của người khác. Nhằm chiếm đoạt các tài sản sẽ phạt tù từ 01 tới 05 năm.
Đối với tội phạm phạt tù từ 3 – 10 năm đó là:
- Hành động theo tổ chức, hành động tính chuyên nghiệp cao.
- Phạm tội với phụ nữ có thai, người có tuổi dưới 16, người không có khả năng tự vệ, người già yếu…
- Đối tượng có hành vi chiếm đoạt với tổng trị giá tài sản từ 50 đến 200 triệu đồng.
- Có hành động làm ảnh hưởng xấu tới an toàn, trật tự xã hội.
- Các tội phạm tại phạm lại nguy hiểm.
Phạm tội cưỡng đoạt về tài sản bị phạt tù 07 – 12 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 200 đến 500 triệu động và đối tượng lợi dụng dịch bệnh, thiên tai trục lợi.
Phạm tội cưỡng đoạt tài sản bị phạt tù 12 – 20 năm khi chiếm đoạt tài sản từ 500 triệu đồng trở lên. Hoặc đối tượng lợi dụng các tình trạng cấp bách, hoàn cảnh trong chiến tranh.
Ngoài các mức phạt trên người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 đến 100 triệu đồng hoặc tịch thu 1 phần hoặc toàn bộ số tài sản.
Trên đây là những thông tin nội dung về tội cưỡng đoạt tài sản mà http://yukisecurity24.com gửi đến bạn. Tại công ty chúng tôi luôn luôn được đào tạo, kiểm tra về các kiến thức pháp luật. Để từ đó có thể thực hiện vụ bảo vệ một cách tốt nhất!